Ngành gỗ năm 2019: Triển vọng lớn và cơ hội bứt phá

Dự đoán năm 2019 ngành gỗ Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi, tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tương lai 10-15 năm tới Việt Nam có thể sẽ trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn hàng đầu thế giới.

Đó là nhận định của ông Hà Tuấn Anh – Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ gỗ Tài Anh tới Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Ông Anh cũng có những chia sẻ về cơ hội và thách thức của ngành gỗ Việt Nam trước các hiệp định thương mại trong năm 2019.

Cơ hội

Đối với Công ty Tài Anh, để hội nhập thị trường rộng lớn, ông Tuấn Anh cho biết, công ty luôn tích cực hòa mình vào trào lưu cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tích cực mở rộng nguồn gỗ nguyên liệu chất lượng, bền vững theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, cung ứng cho Việt Nam và thị trường nước ngoài.

Cùng với đó, luôn ưu tiên đầu tư mở rộng 1 cách vững chắc, hoàn thiện chuỗi cung ứng: trồng rừng, khai thác rừng, chế biến đồ gỗ chất lượng cao, dịch vụ thương mại, logistic. Hiện, công ty đang mở rộng trung tâm thương mại, chợ gỗ tại miền Trung và Hà Nội.

Giữa thuận lợi và khó khăn thì ngành gỗ Việt Nam đang có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nắm bắt cơ hội này như thế nào lại phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chính mỗi doanh nghiệp.

Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.
Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Doanh nhân Hà Tuấn Anh chia sẻ, khi hội nhập sâu vào sân chơi toàn cầu với 2 hiệp định CPTPP và đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) ngành gỗ Việt Nam sẽ có những cơ hội lớn. Ngành gỗ Việt Nam sẽ được thị trường các nước lớn để ý, qua đó các đơn hàng chảy về Việt Nam ngày càng nhiều và thuận lợi hơn. Tương lai 10 – 15 năm tới Việt Nam có thể sẽ trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn hàng đầu thế giới.

Trong vòng 1 năm trở lại đây rất nhiều các tập đoàn và các công ty của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… thậm chí cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng dịch chuyển nhà máy sản xuất đồ gỗ về Việt Nam để bán vào thị trường Mỹ.

Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Chưa bao giờ, ngành gỗ Việt Nam đạt thành tích ấn tượng như năm 2018 dù đây là năm thị trường thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Trong năm 2018 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm đồ gỗ tăng rất mạnh đạt hơn 9 tỷ đô la, đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 tại châu Á, chiếm khoảng 6-7% thị phần thế giới.

Một sự kiện có sức ảnh hưởng lớn đến ngành gỗ Việt Nam trong năm 2018 không thể không nhắc tới là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Mỹ áp thuế 25% với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc nên rất nhiều tập đoàn lớn của Mỹ để ý đến Việt Nam và muốn dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, dần dần biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới.

Với kết quả thành công mỹ mãn của năm 2018, bước sang năm 2019 với hiệp định CPTPP và VPA/FLEGT có hiệu lực, sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi, để ngành xuất khẩu gỗ sẽ sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất xuất khẩu của Việt Nam (theo định hướng của Chính phủ) và đặc biệt là thị trường tiềm năng sẽ tiếp tục được mở rộng – ông Tài chia sẻ.

Khi tham gia vào CPTPP ngành gỗ Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi, sẽ là cơ hội để các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước tham gia CPTPP khi thuế xuất nhập khẩu về 0%: Nhật Bản, Canada, Mexico…

Bên cạnh cơ hội, triển vọng từ các thị trường rộng lớn, khi CPTPP có hiệu lực, còn giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Canada… được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống.

Cùng với đó, việc Việt Nam ký hiệp định VPA/FLEGT với Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở rộng cửa xuất khẩu gỗ của Việt Nam ra thị trường thế giới, sang các nước châu Âu vốn có quy định rất khắt khe về nguồn gốc xuất xứ gỗ.

Có thể thấy, với việc thực thi Hiệp định VPA và việc bắt đầu cấp phép FLEGT, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận trực tiếp vào thị trường EU mà không phải trải qua một quá trình kiểm tra tính hợp pháp rườm rà. Đây sẽ được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước không có một hiệp định VPA đầy đủ.

Thách thức

Khi tham gia hội nghị của Chính phủ về ngành gỗ tổ chức tại dinh Thống Nhất – TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phát biểu và đặt ra chỉ tiêu năm 2019 xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải đạt 11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-13 tỷ USD, năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD. Con số và niềm hy vọng rất lớn

Kỳ vọng như vậy, song cơ hội luôn song hành với thách thức nếu không chủ động đối phó. Dẫu biết cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc có thể giúp đơn hàng gỗ chuyển qua Việt Nam nhiều hơn, nhưng liệu các doanh nghiệp Trung Quốc có ngồi im để mất đơn hàng hay không vẫn còn là câu hỏi chưa dễ trả lời.

Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Cái mà các doanh nghiệp gỗ Việt Nam lo ngại chính là hiện tượng sản phẩm Trung Quốc đội lốt hàng Việt để xuất khẩu. Điều này sẽ gây ra 2 tác động. Thứ nhất, hàng Việt thực tế sẽ không tăng trưởng được bao nhiêu (do hàng Trung Quốc tràn qua). Thứ hai, nếu Hoa Kỳ phát hiện có hiện tượng này sẽ đánh thuế lên hàng hóa Việt Nam. Thực tế nhãn tiền, ngành thép Việt Nam đã từng bị Hoa Kỳ đánh thuế cao do nghi ngờ thép Trung Quốc chuyển qua Việt Nam để trốn thuế.

Hơn nữa, khi ký hiệp định VPA/FLEGT với châu Âu do ràng buộc về tính hợp pháp gỗ nguyên liệu, đòi hỏi nguồn gỗ rõ ràng mình bạch. Do vậy, mới đầu doanh nghiệp Việt Nam sẽ vấp phải khó khăn trong việc làm thủ tục giấy tờ, khiến chi phí tiếp cận gỗ hợp pháp tăng lên.

Trong khi, tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu gỗ cũng sẽ là một thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt, việc tăng trưởng nhanh tất dẫn đến thiếu nguyên liệu gỗ sạch, hợp pháp để sản xuất. Lúc đó, nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ sẽ rất khó khăn.

Chính phủ Việt Nam luôn luôn khuyến khích các dự án trồng rừng, quản lý và khai thác gỗ sạch, hợp pháp. Hiện tại rất nhiều khu rừng đặc biệt từ Quảng Trị, các tỉnh miền núi phía bắc đang trồng rừng và xây dựng các chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ gỗ rất được thị trường hoan nghênh.

Hiện tại châu Âu có nhu cầu rất lớn đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam. Nhưng ngành gỗ Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang châu Âu được khoảng 700-800 triệu USD. Tương lai, sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể tăng trưởng gấp đôi, gấp ba trong 1-2 năm tới nếu nguồn gốc gỗ của Việt nam được đảm bảo minh bạch, sản phẩm, nhà máy đạt tiêu chuẩn hợp pháp và bền vững.

Thu Duyên – Lan Vũ/ Theo: EnterNews

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *